Thủ tục đăng ký bản quyền

0
483

Luật bảo hộ bản quyền hay được nói chính xác hơn là Luật sở hữu trí tuệ. Luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam được ban hành đầu tiên vào ngày 29/11/2005, có hiệu lực ngày 01/7/2006. Luật bảo hộ đối với bản quyền quy định về quyền tác giả, các quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.

Luật bảo hộ bản quyền được hiểu như thế nào?
Tại sao lại cần Luật bảo hộ bản quyền?
Trước khi cung cấp thông tin đến các bạn, chúng tôi muốn giải thích thêm về luật bản quyền bằng cách chỉ ra một số khái niệm sai lầm mà trước giờ ít nhất một lần chúng ta mắc phải.

Đó là khi chúng ta đọc bài bài thơ trên mạng, chúng ta tự tiện copy về dùng như của mình mà không được sự đồng ý của tác giả vì chúng ta nghĩ rằng không ai hay biết hay phát giác gì. Hay chúng ta vẫn hay nghĩ những công ty lớn mới phải cần đăng ký bản quyền Logo, bản quyền sáng chế công nghiệp, hoặc dụ là tôi có sử dụng những bài viết, hình ảnh của bạn trên mạng mà tôi không biết luật nên tôi vô tội…. và còn vô số những trường hợp khác.

Có thể thời điểm trước đây ở Việt Nam, Luật bản quyền chưa được phổ biến rộng rãi cho nên vẫn tồn tại những sai lầm như trên trong ý thức của chúng ta vẫn nghĩ. Bạn nên biết rằng, thông tin trên mạng bao gồm bài viết, hình ảnh, tutorial, video clip được gọi là sản phẩm trí tuệ và được bảo vệ bởi Luật bản quyền (Luật sở hữu trí tuệ). Nó không miễn phí và cũng không dễ dàng để bạn có thể tùy tiện sử dụng bất cứ lúc nào mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nó. Đương nhiên, việc sử dụng tùy tiện sản phẩm sở hữu trí tuệ của người khác luôn tiềm ẩn những rủi ro pháp lý mà bạn khó ngờ.

Đối tượng nào được Luật bảo hộ bản quyền bảo vệ là gì?
Bản quyền là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Đối tượng được Luật bản quyền bảo vệ bao gồm:

Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
Lơ là trong việc hiểu không đúng tầm quan trọng của Luật bảo hộ bản quyền luôn tiềm ẩn những rủi ro về mặt pháp lý mà bạn có thể phải đối mặt. Do vậy việc bảo vệ Luật bản quyền và tôn trọng quyền tác giả là việc nên làm vì thứ nhất nó tiềm ẩn hành vi vi phạm pháp luật và thứ hai “ăn cắp” một cái gì đó dù là sản phẩm trí tuệ đều không phù hợp với đạo đức và truyền thống của người Việt Nam.

Thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền

  • Đăng ký bản quyền tác giả
  • Đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Đăng ký bản quyền tác giả

Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính.

Chủ sở hữu quyền tác giả, tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

+ Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ.

+ Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh;
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu;
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm sân khấu;
+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh).

2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại điểm 1 nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại điểm 1 và điểm 2 phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại điểm 1.

Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
+ Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
+ Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
+ Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành

Thủ tục đăng ký quyền tác giả

Dưới đây là hướng dẫn thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ :

1. Người nộp và cách thức nộp hồ sơ:

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.

Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả hoặc tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.

a. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/ các đồng tác giả

* 03 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố.
* 02 Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả.
* Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả.
* Giấy uỷ quyền của tác giả/ các tác giả (theo mẫu);
* Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai – 1 bản (theo mẫu);

b. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty)

* 03 bản mẫu tác phẩm gốc.

* 01 Giấy uỷ quyền của tổ chức công ty (theo mẫu).

* 01 Bản sao công chứng chứng minh nhân dân (hoặc Chứng minh thư gốc nộp kèm để đối chiếu khi không có công chứng bản sao) của tác giả/các tác giả tác phẩm có xác nhận sao y bản chính.

* Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm của tác giả/ các tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm (tổ chức, công ty) (1 bản).

* Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập có công chứng.

* Giấy cam đoan của tác giả/các tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai (theo mẫu).

* Các thông tin khác: bút danh của tác giả; địa chỉ; số điện thoại và fax của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

2.Trước khi làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cần:

– Đánh giá tác phẩm có thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không.

– Tìm hiểu và phân loại đối tượng, loại hình đăng ký phù hợp.

– Kiểm tra sơ bộ về khả năng đăng ký bản quyền tác giả.

– Chuẩn bị hồ sơ đăng ký.

– Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả.

+ Thông tin tác giả

+ Thông tin chủ hữu tác phẩm.

+ Thông tin và bản mẫu tác phẩm.

– Thời gian đăng ký14-18 ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn đăng ký

3.  Nơi tiếp nhận đăng ký, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả

– Phòng Thông tin Quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả

Ngõ 151 Hoàng Hoa Thám, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội. ĐT: 04.38 234 304.

– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.39 308 086

– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng:  58 Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng. ĐT: 0511.3 606 967

– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Với một nước có nền nông nghiệp phát triển như Việt Nam, mỗi năm số lượng giống cây trồng ra đời mỗi lúc một nhiều. Tuy nhiên trái ngược với điều đó là tỷ lệ đăng ký bảo hộ giống cây trồng lại cực kỳ hạn chế. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chính là việc luật chưa có quy định bắt buộc cũng như các chủ thể chưa nhận thức hết được ý nghĩa mà việc làm này mang lại.

Khái quát chung về đăng ký bảo hộ giống cây trồng 

Vấn đề này được đặt ra khi mà nhu cầu xác lập quyền sở hữu trí tuệ mỗi lúc một phổ biến. Có thể hiểu đây là quyền của cá nhân, tổ chức, quyền của chủ thể sáng lập đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển. Từ đó phát sinh cho chủ thể có được quyền sở hữu. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ.

Một giống cây trồng được bảo hộ phải đảm bảo được các điều kiện:

+ Là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc danh mục do luật định

+ Có tính mới

+ Tính khác biệt

+ Tính đồng nhất

+ Tính ổn định

+ Có tên gọi phù hợp

Để xác lập được quyền này, các tổ chức, cá nhân phải thực hiện công việc nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước vè quyền đối với giống cây trồng.

Hiệu lực của văn bằng này là trên toàn lãnh thổ trong thời hạn hai mươi hoặc hai mươi lăm năm tùy với từng loại cây trồng.

Quy trình và những vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Hồ sơ cần có cho quá trình này:

– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định

– Giấy ủy quyền cho đơn vị đại diện

– Tờ khai kỹ thuật

– Tài liệu chứng minh có liên quan

Quy trình thực hiện được tiến hành theo các bước:

– Thẩm định hình thức đơn

– Công bố đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung

– Nhận văn bằng bảo hộ

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết và quyết định trong vấn đề này: Cục Trồng trọt thuộc Bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Đối với cách thức nộp đơn thì các cá nhân tổ chức có nhu cầu có thể nộp đơn theo các hình thức được quy định:

– Nộp đơn trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền

– Gửi đơn thông qua đường bưu điện

– Thông qua đại diện hợp pháp

Thời hạn dùng để đăng ký cho toàn bộ quá trình:

– Thời gian thẩm định hình thức: 15 ngày tính từ ngày nộp đơn

– Công bố đơn hợp lệ: 90 ngày kể từ ngày được chấp nhận

– Thẩm định kết quả: 90 ngày